Động thổ là gì? Hướng dẫn chuẩn bị và thực hiện nghi lễ động thổ khi xây dựng

Tâm linh và phong thủy là 2 yếu tố được người Việt Nam rất coi trọng trong thi công, xây dựng. Vì vậy mà trước khi tiến hành, hầu hết chúng ta đều tổ chức lễ cúng động thổ như một cách xin phép chúa đất, thổ địa để công việc được thuận lợi, suôn sẻ. Vậy, cúng động thổ là gì? Cách thực hiện nghi lễ này ra sao cho đúng và cần lưu ý điều gì?

Hãy cùng Kiến Phúc An đi tìm hiểu tất tần tất các thông tin liên quan đến nghi thức này trong nội dung dưới đây!

Động thổ là gì?

Động thổ được hiểu đơn giản là đào đất hay khởi công công trình. Cúng động thổ là việc gia chủ dâng lễ lên thần linh, thổ địa để chính thức xin phép thực hiện các hoạt động xây dựng trên mảnh đất đó. 

Lễ động thổ là một nghi thức truyền thống, được tiến hành với sự trang nghiêm. Bên cạnh ý nghĩa về tâm linh, nó còn gửi gắm những mong muốn của chủ nhà để việc làm nhà được thuận lợi và cuộc sống sau này gặp nhiều may mắn, tài lộc.

động thổ là gì

Nguồn gốc của lễ cúng động thổ khi xây dựng

Nghi lễ này có nguồn gốc từ văn hóa của người Trung Quốc. Ban đầu, xuất phát từ các hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt, sau đó ảnh hưởng sang lĩnh vực kinh doanh, sản xuất khác, trong đó có xây dựng.

Khi tiến hành thi công bất kỳ công trình nào, chúng ta đều phải đào móng. Theo quan niệm của người Việt thì điều này sẽ ảnh hưởng đến vị thần cai quản mảnh đất đó, chính là thổ địa. Vì vậy, việc thờ cúng, xin phép để công việc diễn ra một cách suôn sẻ là thật sự cần thiết.

Ý nghĩa của lễ động thổ là gì?

Lễ động thổ là một phần nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Nó thể hiện sự kính trọng, thành tâm của gia chủ đối với các vị thần cai quản mảnh đất và cầu mong sự che chở, bảo vệ của các vị thần để việc xây dựng được thuận lợi.

Ngoài ý nghĩa về tâm linh, cúng động thổ còn là một cách để tạo sự an tâm cho những công nhân xây dựng. Từ đó gián tiếp nâng cao hiệu quả làm việc, người lao động sẽ cảm thấy phấn chấn và hứng khởi hơn.

Đối với các công trình xây dựng là doanh nghiệp thì lễ động thổ cũng được xem là một cách quảng bá, giới thiệu đến khách hàng. Chính vì vậy, lễ động thổ cho các công trình xây dựng lớn thường được chuẩn bị một cách rất cẩn thận, kỹ lưỡng và chu đáo.

Lễ động thổ được thực hiện như thế nào?

lễ động thổ là gì

Một lễ động thổ theo đúng nghi lễ truyền thống sẽ bao gồm 3 bước dưới đây:

Chọn ngày, giờ tốt

Việc chọn ngày giờ tốt để làm lễ cúng động thổ mang ý nghĩa rất quan trọng, thậm chí nhiều người cho rằng, nó quyết định đến sự may mắn và thuận lợi cho công trình xây dựng sau này. Thông thường, chọn ngày khởi công không được trùng với ngày tụng kinh hay ngày tang để tránh xung khắc.

Chúng ta cũng cần tránh các ngày không may mắn trong tháng như ngày tam nương (ngày 3. 7, 13, 18, 22, 27 âm lịch), ngày nguyệt kỵ (ngày 5, 14, 23 âm lịch), sát chủ, xích khẩu, độc hỏa, địa hỏa, thiên hỏa. 

Ngoài ra, chọn ngày giờ để cúng động thổ còn cần quan tâm đến tuổi gia chủ, hướng nhà và một số yếu tố phong thủy khác. 

Chuẩn bị vật phẩm, mâm cúng động thổ

mâm cúng động thổ gồm những gì

Các bạn có thể tham khảo mâm cúng động thổ sau đây:

  • 1 con gà: Chúng ta chọn gà trống, chân, mỏ và mình màu vàng óng thể hiện cho sự may mắn.
  • 1 đĩa xôi (xôi đậu xanh hoặc xôi trắng, xôi gấc đều được)
  • 1 chén muối
  • 1 bộ tam sên (1 miếng thịt heo luộc, 1 con cua hoặc tôm luộc, 3 quả trứng luộc)
  • 1 ly rượu trắng
  • 3 ly nước trà
  • Thuốc lá, chè
  • Bánh kẹo, ngũ quả.
  • 1 bình hoa (thường là hoa cúc vàng, lay ơn hoặc hoa đồng tiền)
  • Đèn cầy
  • Tiền vàng, giấy mã
  • Nhang

Trình tự tiến hành nghi lễ cúng động thổ

  • Bước 1: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các lễ vật, gia chủ sẽ bày biện mâm cúng và đặt giữa mảnh đất sẽ thi công. Lưu ý, phải dọn dẹp sạch sẽ khu vực để mâm cúng và trang phục phải thật lịch sự, kín đáo để tỏ lòng thành kính nhé. 
  • Bước 2: Gia chủ thắp 2 cây nến và 7 cây nhang đối với gia chủ là nam, 9 cây nhang đối với gia chủ là nữ. 
  • Bước 3: Gia chủ cắm 3 cây nhang trên mâm cúng, 3 cây cắm xuống đất, còn lại cầm trên tay để vái. 
  • Bước 4: Gia chủ sẽ vái lạy 4 phương 8 hướng rồi quay trở lại mâm lễ để đọc văn khấn. Đơn vị thi công sẽ thắp nhang và khấn, cầu xin sự may mắn và thuận lợi. ngoài khấn quan thổ địa, quan long mạch, bà chúa đất, còn cần phải khấn thêm tổ Lỗ Ban (Ông tổ nghề xây dựng).
  • Bước 5: Tiếp đến, gia chủ sẽ cầm cuốc để đào tượng trưng. Một số người cho rằng nên đào ở giữa nhà và 4 góc nhà. Tuy nhiên, cách làm này chưa hoàn toàn được khuyến khích theo phong thủy chính thống. Nguyên tắc đào đất khi động thổ là phải đào ở vị trí tốt để đón nhận may mắn và tài lộc.

trình tự làm nghi lễ động thổ

  • Bước 6: Sau khi kết thúc việc đào đất, gia chủ sẽ đặt viên gạch đầu tiên vào 1 vị trí xác định từ trước. Lưu ý, viên gạch này sẽ được cố định cho đến khi công trình hoàn thành.
  • Bước 7: Hoàn thành động thổ, khi nhang tàn hết, gia chủ sẽ đốt tiền, vàng mã và rải muối gạo lên xung quanh mảnh đất, cắm hoa xuống đất chứ không cầm theo về nhà. Chúng ta có thể chia lộc cho những nhà xung quanh như một lời xin phép sẽ làm phiền mọi người trong thời gian sắp tới.

Báo giá dịch vụ xây nhà trọn gói tại TPHCM uy tín, chất lượng

Văn khấn động thổ

Có rất nhiều bài văn khấn động thổ khác nhau nhưng hầu hết nội dung sẽ đều nêu lên tên của gia chủ, địa chỉ, mục đích của lễ thờ cúng là gì và gia chủ cầu xin điều gì khi dâng lễ. Quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm của người khấn lễ.

Các bạn có thể tham khảo bài văn khấn động thổ sau đây:

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Quan Đương niên.

– Con kính lạy các Tôn phần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con /à:…………….

Ngụ tại:……………………

Hôm nay là ngày… tháng….năm….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Hôm nay tín chủ con khởi tạo…. (nếu cất nóc thì đọc là cất nóc, nếu xây cổng thì đọc là xây cổng, nếu chuyển nhà thị đọc là chuyển nhà) ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (hoặc cất nóc). Tín chủ con lòng thành lễ vật dâng lên trước án thành tâm kính mời: ngài Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, Chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Một số lưu ý khi cúng động thổ

Một số lưu ý khác mà chúng ta cần quan tâm khi làm lễ động thổ là:

  • Ngoài việc phải tránh những ngày xấu thì chúng ta cũng nên chọn những ngày tốt để làm lễ động thổ như ngày đại cát và tiểu cát.
  • Những thành viên trong gia đình có tuổi không hợp thì nên đứng cách xa khu vực làm lễ cúng.
  • Mâm cúng phải đầy đặn, kiểm tra thật kỹ lưỡng để tránh thiếu sót.
  • Nếu gia chủ là người không hợp tuổi thì chúng ta phải làm nghi thức mượn tuổi.
  • 3 hũ gạo, muối và nước có thể giữ lại đến ngày nhập trạch để thờ ông công ông táo.

Một số câu hỏi thường gặp

Mâm ngũ quả sẽ bao gồm những loại nào?

vật phẩm cúng động thổ

5 loại quả tượng trưng cho 5 hành, mỗi loại sẽ mang một ý nghĩa khác nhau, bao gồm:

  • Bưởi: đại diện cho hành kim, đem đến tiền tài, lộc lá.
  • Chuối: đại diện cho hành mộc, thể hiện sự ổn định, vững chắc.
  • Hồng đỏ hoặc các loại quả màu đỏ khác: đại diện cho hành hỏa, mang lại sự may mắn.
  • Quả lê: đại diện cho hành thủy, mong muốn sự thông hanh, thuận lợi.
  • Các loại quả màu đậm khác như hồng xiêm, mận tím: đại diện cho hành thổ, thể hiện sự phát triển, sinh sôi.

Bộ tam sên trong mâm cúng động thổ mang ý nghĩa gì?

Bộ tam sên là lễ vật không thể thiếu khi cúng động thổ, bao gồm 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc và 3 quả trứng, tượng trưng cho Thổ – Thủy – Thiên. Bộ tam sên mang ý nghĩa cho sự thuận lợi, bình an và may mắn. 

Lời kết

Có thể nói, lễ động thổ càng được chuẩn bị chu đáo bao nhiêu thì càng thể hiện sự thành tâm của gia chủ. Chắc hẳn, sau bài viết trên, chúng ta đã phần nào hiểu rõ hơn về động thổ là gì cũng như ý nghĩa và các bước tiến hành làm lễ cúng động thổ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề này xin hãy để lại bình luận bên dưới, Kiến Phúc An sẽ giải đáp ngay bạn nhé!

>>> Tham khảo thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *