Khái toán là gì? Khái toán và dự toán khác nhau như thế nào?

Việc hiểu rõ khái toán là gì cũng như biết cách áp dụng sẽ giúp chủ dự án tính toán được chi phí sơ bộ của một công trình trước khi tiến hành xây dựng. Đồng thời hạn chế những sai số đến mức thấp nhất để có được một công trình như mong đợi.

Trong nội dung bài viết hôm nay, Kiến Phúc An sẽ cùng bạn tìm hiểu tất tần tật về khái toán, cũng như cách phân biệt khái toán và dự toán!

khái toán là gì
Khái toán là gì?

Định nghĩa khái toán là gì?

Khái toán là sự tính toán, ước lượng tổng mức chi phí đầu tư cho dự án xây dựng. Công việc này thường được thực hiện trong thời gian đầu khi bắt đầu triển khai. Với thuật ngữ khái toán, tất cả các giá trị đều được tính toán tương đối trong giá trị sử dụng thực tế.

Chính vì vậy, đây được xem là thuật ngữ dùng để chỉ ước lượng tổng mức đầu tư cho một dự án xây dựng bất kỳ nào đó. Những giá trị hiển thị đem lại các xác định ban đầu trong phản ánh nhu cầu cân đối với khả năng tài chính của chủ đầu tư. Với tính chất của khái toán mà các giá trị thực tế khi sử dụng sẽ có những chênh lệch nhất định.

Đặc điểm của phương pháp tính khái toán

Để tính toán được khái toán, các chủ đầu tư dựa vào đơn giá trên từng m2 cùng với những kinh nghiệm đã được tích lũy từ trước đó. Bảng thống kê và kết quả tính toán sẽ tương đối cứng nhắc, độ chính xác không cao, sẽ gặp nhiều sai sót. Vậy nên, kết quả có tạo được sự tin tưởng hay không sẽ phụ thuộc vào chất lượng cũng như số lượng của mẫu thống kê.

Muốn có được giá trị chính xác nhất khi sử dụng phương pháp tính khái toán, chủ đầu tư phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó công trình và hình trạng là 2 yếu tố quan trọng nhất. Cùng với đó là chất lượng về địa tầng, kết cấu đảm bảo khi công trình bước vào giai đoạn hoàn thiện. Khi thực hiện cách tính này, độ sai lệch của khái toán rơi vào khoảng 10%, với trường hợp xấu nhất độ sai số lên đến 50%.

Qua đó có thể thấy, việc đưa ra số liệu tương đối không phải là điều dễ dàng với các chủ thầu nhỏ lẻ. Bởi từ trước đến nay không có đơn vị hay tổ chức thi công lớn nào có thể tính toán tất cả các số liệu chính xác một cách tuyệt đối cả. 

đặc điểm của khái toán
Khái toán chỉ đưa ra số liệu tương đối

Nếu Quý khách đang có dự định xây nhà và muốn dự toán chi phí xây dựng thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Với kinh nghiệm thực hiện hàng trăm dự án lớn nhỏ, Kiến Phúc An sẽ giúp bạn tính toán chi phí, không chắc chắn chính xác 100% nhưng sẽ ít sai số nhất có thể.

     >>> Có thể bạn quan tâm: Tham khảo báo giá dịch vụ xây nhà trọn gói tại TPHCM uy tín, chất lượng, giá tốt nhất: https://xaydungkienphucan.com/xay-nha-tron-goi-tphcm/

So sánh điểm khác nhau giữa khái toán và dự toán

Việc hoàn thành một bảng khái toán sẽ mất ít thời gian, thông thường sẽ dựa theo m2, giấy phép và kinh nghiệm của chủ đầu tư để xác định. Ngược lại, việc hình thành một bản dự toán lại khá chi tiết và vất cả, cần rất nhiều thời gian để hoàn thành.

Để giúp bạn tránh sự nhầm lẫn giữa dự toán và khái toán, chúng tôi sẽ liệt kê ra 4 điểm khác nhau của 2 hình thức này:

  • Về thời gian triển khai: Khái toán được thực hiện ngay tại thời điểm ban đầu, còn dự toán được làm trong quá trình thi công xây dựng.
  • Về nội dung: Khái toán bao gồm chi phí xây dựng, thiết bị xây dựng, cùng chi phí quản lý, hỗ trợ, bồi thường và tái định cư. Trong khi đó, dự toán chỉ gồm chi phí xây dựng, tư vấn, dự phòng, quản lý và một số chi phí cho thiết bị.
  • Về đối tượng: Đối tượng xác định của khái toán là toàn bộ chi phí về đầu tư xây dựng được xác định cho công trình thực hiện. Còn đối tượng xác định của dự toán xây dựng là các chi phí cần thiết, quan trọng để tiến hành thi công công trình.
  • Về độ chính xác: Khái toán cho phép chênh lệch độ sai số trong khoảng từ +20% hoặc -20% so với giá trị thực của dự án. Còn dự toán yêu cầu độ chính xác cao nên chỉ cho phép chênh lệch khoảng +10% hoặc -10% so với giá trị thực.
khái toán và dự toán
Khái toán và dự toán khác nhau như thế nào?

Từ đó ta đúc kết được phương pháp khái toán nhanh hơn, đơn giản hơn, tuy nhiên sai số nhiều hơn so với phương pháp dự toán. Các chủ đầu tư nếu có thể chấp nhận các sai số nhiều thì có thể lựa chọn phương pháp tính khái toán để tiết kiệm thời gian.

Hướng dẫn cách tính khái toán trong xây dựng

Từ kinh nghiệm của các kỹ sư Kiến Phúc An, để tính giá thành cho các hoạt động xây dựng công trình thì các chủ đầu tư cần lập dự toán cụ thể. Và muốn có hồ sơ dự toán tương đối chính xác, công trình buộc phải hoàn thành công đoạn thiết kế chi tiết, gồm có:

  • Hồ sơ khảo sát địa chất.
  • Hồ sơ thiết kế kết cấu.
  • Hồ sơ thiết kế kiến trúc.
  • Hồ sơ thiết kế cho hệ thống cấp thoát nước.
  • Hồ sơ thiết kế hệ thống điện dân dụng, điện thoại, camera bảo vệ, hay máy tính,…

Bên cạnh đó, bộ phận dự toán cần dựa vào bản vẽ thiết kế để tính dự toán chi tiết, cụ thể cho dự án công trình xây dựng. Trong đó dự toán công trình có 3 bảng chính bao gồm:

Bảng tiên đoán – dự đoán

Bảng này thể được hiện khối lượng công việc, các hạng mục cần phải triển khai của công trình một cách chính xác.

cách tính khái toán xây dựng

Bảng tổng hợp kinh phí vật tư

Bảng này có chức năng thống kê một cách chính xác về số lượng, đơn giá của các vật tư cần sử dụng trong quá trình xây dựng công trình.

bảng khái toán

Bảng tổng hợp đầy đủ tất cả những kinh phí dự toán

Đây là bảng tổng hợp chi phí cho các phần bao gồm: Vật liệu, nhân công, giá bán, một số chi phí khác trong quá trình xây dựng công trình. Bảng này được xem là kết quả dự toán cuối cùng với độ chính xác cao và sai số chênh lệch chưa tới 5% trong quá trình định giá cho một công trình.

Mẫu lập khái toán

     >>> Tìm hiểu ngay: Cách tính chi phí xây nhà cấp 4 chuẩn xác, đơn giản

Kinh nghiệm khái toán sơ bộ tổng mức chi phí đầu tư cho một công trình

Sau khi đã hiểu về “khái toán là gì” cũng như sự khác biệt giữa khái toán và dự toán, để có thể tính toán được giá trị chính xác, có độ sai số thấp nhất các bạn hãy tham khảo thêm một số kinh nghiệm khi khái toán do đội ngũ Kiến Phúc An đúc kết ra được như sau:

  • Đầu tiên cần nắm được quy mô xây dựng tính toán gồm: Diện tích công trình, số lượng phòng ở, các công trình phụ,…
  • Cần chủ đầu tư cung cấp các thông tin cần thiết và chi tiết nhất về công trình, cũng như các nhu cầu của họ.
  • Đánh giá được các nhu cầu trong tương lai như có thêm con cái hay mở các mô hình kinh doanh,… qua đó có được những ý tưởng thiết kế về không gian và thực hiện phác thảo công trình một cách sơ lược.
  • Nắm được cách tính toán diện tích xây dựng dựa trên nguyên tắc chung, với không gian sử dụng được tính tổng 100% diện tích, phần sân được tính 50% diện tích. Ngoài ra đối với các trường hợp ngoại lệ như có sàn, phần sàn được đổ dốc. mái lợp trang trí thì việc dán ngói chỉ lên đến khoảng 60%.
  • Trong trường hợp các khu vực có đất nền yếu, sẽ phát sinh thêm một số chi phí như khoan cọc nhồi, đóng cừ. Lúc này, chủ nhà cần phải trả thêm phí cho những hạng mục này để cho công trình có chất lượng đảm bảo lâu dài.
  • Ngoài ra chủ đầu tư hoàn toàn có thể tăng hoặc giảm diện tích xây dựng, các tầng nhà sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân. Trong quá trình xây dựng cần phải chuẩn bị thêm một số khoản chi phí dự phòng nhất định trong một số trường hợp phát sinh khác.

Khái toán tổng mức đầu tư

Bài viết đã giải đáp chi tiết về định nghĩa khái toán là gì? Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi tìm hiểu và cung cấp trên đây sẽ đem lại giá trị thực sự hữu ích. Chúc các bạn áp dụng tất cả các cách tính khái toán công trình xây dựng phía trên để quá trình dự đoán đạt tỷ lệ chính xác cao nhất.

Xem thêm: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *