Móng đơn là gì? Một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình khi hoàn thiện và bàn giao cho gia chủ. Tuy nhiên, đối với nhiều người mới tìm hiểu và không có kiến thức chuyên môn thì khái niệm này tương đối mơ hồ.
Bài viết hôm nay của Kiến Phúc An sẽ giúp bạn bổ sung thêm kiến thức bổ ích về loại móng này cùng nhiều thông tin liên quan khác. Các bạn đừng bỏ qua những điều thú vị này nhé!
Móng đơn là gì?
Thời điểm hiện tại có rất nhiều loại móng cùng các đặc trưng và cấu tạo riêng biệt, ứng dụng trong nhiều công trình kết cấu khác nhau. Cho nên ít nhiều các bạn cũng đã từng nghe đến thuật ngữ móng đơn trong xây dựng.
Móng đơn (hay móng cốc) là một loại móng chịu một cột lớn hay nhiều cột đứng gần nhau có khả năng chịu lực. Móng thường sử dụng cho mục đích xây dựng hoặc gia cố cho các công trình có tải trọng nhẹ như là: nhà dân sinh, nhà kho hay nhà có từ 1 – 4 lầu.
Móng đơn sẽ được chia thành 3 loại chính gồm: móng mềm, móng cứng (hay còn gọi là móng kết hợp) và móng nằm riêng lẻ. Tùy vào tính chất công trình, các bạn có thể lựa chọn dáng hình của móng với các loại như: hình tròn, hình chữ nhật hay hình vuông.
Cấu tạo của móng đơn (móng cốc)
Cấu tạo của móng đơn thật sự rất đơn giản. Nếu nguyên liệu cấu thành là gạch thì sẽ bao gồm các lớp gạch xếp chồng lên với nhau. Trường hợp móng đổ vật liệu bê tông cốt thép thì sẽ bao gồm các thành phần như dưới đây:
- Lớp bê tông lót móng: Có độ dày thông thường là 100mm, chúng được gia công từ khối bê tông đá 4×6 hoặc vữa xi măng mác 50 – 100 và bê tông gạch vỡ. Nhiệm vụ của phần này là làm sạch, chống mất nước xi măng, làm phẳng hố móng và vai trò như là ván khuôn để đổ bê tông vào móng;
- Phần móng hay bản móng: Bình thường đáy sẽ có hình chữ nhật, bị vát để có độ dốc phù hợp và được tính toán, đo lường kích thước để phù hợp nhất cho công trình sử dụng;
- Cổ móng: Kích thước lớn hơn so với phần cột khoảng 25mm ở trên mỗi chiều. Chức năng của phần này là truyền lực và tải trọng từ cột xuống phần đáy móng;
- Giằng móng: Đóng vai trò đỡ tường ngăn phần trên và giảm tốc độ lún lệch giữa các móng của công trình. Các bạn phải tính toán nó như một dầm trong kết cấu khung khi giằng móng được kết hợp làm dầm móng để giảm độ lệch tâm của móng.
Báo giá dịch vụ xây nhà trọn gói TPHCM giá rẻ, thi công đúng tiến độ mới nhất 2023
Những loại móng đơn phổ biến hiện nay
Hiện tại có rất nhiều cách giúp chúng ta phân loại móng đơn. Tuỳ vào đặc điểm, tính chất và cấu tạo để phân loại móng đơn. Trong lĩnh vực xây dựng hiện đang áp dụng 3 loại móng đơn phổ biến, cụ thể như sau:
Dựa trên độ cứng của móng
Các loại móng đơn khác nhau sẽ có độ cứng riêng biệt theo từng loại. Yếu tố độ cứng móng sẽ ảnh hưởng đến quyết định cho mục đích sử dụng móng đơn. Dựa vào độ cứng, chúng ta có thể chia móng đơn thành các loại:
- Móng cứng tuyệt đối, móng sở hữu độ cứng cực lớn cùng độ biến dạng thấp và hầu như bằng 0. Những loại móng cùng dòng gồm có: móng đá bê tông và móng gạch;
- Móng cứng hữu hạn, tỷ lệ cạnh dài/cạnh ngắn thường nhỏ hơn hoặc bằng 8, móng có khả năng chống chịu sụt lún trong một khoảng thời gian nhất định;
- Móng mềm, khả năng biến dạng của móng tương đương với đất nền, biên độ biến dạng lớn cùng khả năng chịu uốn khá cao. Chúng thường không được ứng dụng trong các công trình xây dựng.
Dựa trên đặc điểm tải trọng móng đơn
Nếu chúng ta phân loại theo đặc điểm tải trọng thì móng đơn sẽ được chia thành các loại chính bao gồm: móng chịu tải trọng đúng tâm, lệch tâm, móng sử dụng cho các công trình cao (bể chứa, ống khói, thác nước,…), móng chịu lực ngang cao (đập nước, tường chắn) và móng chịu tải trọng theo phương thẳng đứng với moment nhỏ.
Dựa trên phương pháp chế tạo đặc trưng
Móng đơn được chế tạo bằng nhiều phương pháp khác nhau, cho nên chúng được chia thành nhiều loại. Phổ biến nhất phải kể đến:
- Móng lắp ghép: Được kết hợp lại với nhau từ các khối lắp ghép chế tạo sẵn trong quá trình xây dựng và thi công công trình;
- Móng toàn khối: Chúng được gia công từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau, rồi tiếp đến sẽ được đổ móng ngay tại chỗ đã quy định từ trước
Công thức đo lường và tính toán xây dựng móng đơn chính xác
Công thức tính thể tích móng đơn sẽ thực hiện theo như hình dạng đáy móng. Công thức tính toán như bảng dưới đây:
Hình dạng đáy | Công thức |
Chữ nhật | S = a.b + πR2 |
Hình thang | S = ((a + b)/2) * h |
Lập phương | V = a3; Sxq = 4.a2 |
Đống cát | V = (h/6).[a.b + (a + a1).(b + b1) + a1.b1] |
Tam giác | S = (b.h)/2 |
Vành khuyên | S = (π.(D2 – d2))/4 |
Vuông | S = a2 |
Hộp | V = a.b.c; Sxq = 2.(a.c + b.c) |
Ống | V = (π/4).h.[D2 – d2]; Sxq = π.h.D |
Trong đó:
- Ký hiệu a,b là các cạnh
- S là diện tích
- V là thể tích
- D là đáy lớn,
- d là đáy nhỏ d
- R là bán kính
- h là chiều cao
>>> Tìm hiểu thêm: Cách tính chi phí xây nhà cấp 4 chuẩn xác, đơn giản dễ áp dụng
Quy trình thi công móng đơn đúng kỹ thuật
Quy trình xây dựng móng đơn thật ra không quá phức tạp như nhiều bạn tưởng tượng. Tuy nhiên, chất lượng kết cấu móng phải đạt chuẩn và đảm bảo về mặt thẩm mỹ cho công trình.
Cụ thể quy trình thi công làm móng cốc sẽ trải qua các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị trang thiết bị và mặt bằng thi công
Khi đã hoàn thành việc khảo sát, trắc địa và lựa chọn phương án thi công móng đơn, chủ đầu tư sẽ phải ngay lập tức thực hiện công tác chuẩn bị. Mặt bằng trong giai đoạn này phải gọn gàng, số lượng nhân công và vật liệu xây dựng đầy đủ.
Bước 2: Đóng cọc và đổ bê tông vào móng
Kích thước, vị trí đóng cọc cùng khoảng cách giữa các cọc đều phải tuân theo bản thiết kế từ trước để đảm bộ tính chính xác. Đối với những công trình thi công trên nền đất yếu thì phải gia cố nền bằng cách đóng cọc cừ tràm hay cọc tre.
Tuỳ vào nền đất, chúng ta có thể đóng số lượng cọc tràm lớn hơn 1m2 và chiều dài 3,5 – 4,5m cùng đường kính gốc 6 – 9cm. Các bạn nên sử dụng máy cuốc để đóng cọc đâm sâu vào lòng đất để cố định.
Tiếp đến là việc đào hố móng, bạn cần phải đo lường trước độ nông sâu và chuẩn bị diện tích đủ rộng. Điều này nhằm đảm bảo được kích thước tiêu chuẩn khi đổ bê tông vào. Trong suốt quá trình thi công, phải giữ cho hố móng có độ khô ráo (nếu cần phải bơm hút nước).
Sau khi hoàn thành việc đào hố, bạn nên dùng những loại đá 1×2 và 3×4 hay đất cứng để gia cố thêm. Kết hợp thêm máy đầm nhằm tăng độ cứng chắc cho nền đất của công trình.
Bước 3: Đổ bê tông
Mặt hố móng phải được làm phẳng, sau đó đặt 1 lớp bê tông lót móng. Lớp bê tông tiếp xúc với đất để hạn chế nước thâm nhập vào bê tông lớp trên. Đồng thời, nó còn tạo bề mặt bằng phẳng cho đáy móng và đà giằng.
Bước 4: Chuẩn bị phần cốt thép
Thép sử dụng phải là loại chính hãng để đảm bảo độ cứng tốt và chất lượng công trình. Tiếp theo, uốn và cắt chúng thông qua phương pháp cơ học và phù hợp với bản vẽ kỹ thuật đề ra. Trong lúc đó, các bạn nên nhớ sử dụng túi Nilon để bảo vệ các đầu chờ.
Bước 5: Đổ bê tông vào phần móng
Tiến hành trộn đều các loại đá cùng với xi măng, cát và nước theo tỷ lệ tiêu chuẩn. Nguyên tắc đổ nước là phải đổ ở vị trí xa trước và gần sau. Việc này sẽ giúp tạo liên kết vững chắc cho công trình. Các bạn phải lưu ý đảm bảo khô ráo cho bề mặt trước khi đổ bê tông, tốt nhất nên đổ vào ngày nắng ráo.
Hình ảnh bản vẽ kỹ thuật móng đơn thông dụng
Lời kết
Đến đây các bạn có lẽ đã hiểu rõ về khái niệm “Móng đơn là gì?” với những thông tin hữu ích trên bài viết. Kiến Phúc An mong rằng đã giúp đỡ bạn trong quá trình tìm hiểu về loại móng cơ bản trong xây dựng này.
>>> Có thể bạn quan tâm:
- Có nên xây nhà trọn gói không? Nên chọn xây nhà trọn gói hay tự xây để tiết kiệm?
- Cầu thang nên xây bên trái hay bên phải nhà để hợp phong thuỷ nhất?
Bài viết liên quan: